Làm dâu quê anh... - Truyện ngắn dự thi của Hồ Loan
Sáng 7.1, nhiều người dùng tại Việt Nam cho biết ứng dụng Messenger (do Meta phát hành) bị trục trặc khiến họ gián đoạn liên lạc. Một số cho biết tình trạng này bắt đầu từ ngày hôm trước và chỉ xảy ra với phiên bản web. Nếu sử dụng ứng dụng trên máy tính hoặc thiết bị di động sẽ không gặp vấn đề bất thường.Anh Trần Tú (Hà Nội) cho biết sáng 7,1, khi truy cập vào Facebook và xem phần tin nhắn Messenger trên máy tính thì gần như toàn bộ nội dung chat hiển thị từ nhiều ngày trước đó, chỉ duy nhất cuộc trò chuyện "không hiểu sao vẫn được cập nhật như bình thường", anh Tú nói. Messenger bản web của anh bị thiếu rất nhiều cuộc trò chuyện trong sáng cùng ngày, tuy nhiên ở ứng dụng trên điện thoại, phần mềm nhắn tin này vẫn hiển thị đầy đủ các cuộc trao đổi cũ lẫn mới, sắp xếp theo đúng trình tự và nhận thông báo tin mới.Trần Vân (Hà Nội) cũng cho biết chị không thể tải được các tin nhắn mới của khách hàng trên trình duyệt của máy tính. Thậm chí khi bấm thử vào một số tin trao đổi trước đó, màn hình chỉ hiển thị một ô trống trơn không có nội dung, thể hiện như đang tải dữ liệu về nhưng mãi không có biến chuyển. "Tôi đã đăng bài thông báo trên trang cá nhân về tình trạng này để bạn bè cũng như khách hàng biết, tránh bị trách oan và để mọi người chủ động phương thức liên lạc khác với mình khi cần", Vân cho biết thêm.Trên trang DownDetector, người dùng Việt Nam lẫn quốc tế đều đang phản ánh sự cố liên quan đến Messenger. Theo dữ liệu ghi lại từ hệ thống, vấn đề có vẻ bắt đầu từ rạng sáng 7.1 (theo giờ Việt Nam) và kéo dài tới hiện tại vẫn chưa được khắc phục.Thời gian gần đây, cả Facebook lẫn Messenger thường xuyên gặp lỗi bất ổn định trong quá trình hoạt động. Lỗi đa phần không thể truy cập, hư hại một phần tính năng như hiển thị nội dung, bất thường trong phân phối thông tin trang chủ, không gửi được hình ảnh, tin nhắn... Trong đa phần sự cố, Meta (công ty mẹ của Facebook, Messenger, Instagram...) thường giữ im lặng, không chủ động đưa ra thông tin, cũng không phản hồi các nội dung được phản ánh từ người dùng lẫn truyền thông.Thuỳ Tiên và sao Việt diện đầm trắng tối giản mà sành điệu trong mùa thu
Theo nghị quyết của HĐND tỉnh Bình Dương về thành lập Sở Xây dựng (trên cơ sở hợp nhất Sở GTVT và Sở Xây dựng), sau đó UBND tỉnh đã quyết điều động, bổ nhiệm Ban giám đốc Sở Xây dựng gồm 8 người.Cụ thể, bổ nhiệm ông Huỳnh Anh Minh (Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở GT-VT) làm giám đốc Sở Xây dựng Bình Dương. Ngoài ra, còn 7 phó giám đốc, gồm: ông Huỳnh Phạm Tuấn Anh, ông Bồ Kỹ Thuật, ông Nguyễn Vĩnh Toàn, ông Trần Sĩ Nam (cùng là Phó giám đốc Sở Xây dựng cũ); ông Nguyễn Hữu Tuấn; ông Nguyễn Chí Hiếu và ông Nguyễn Thanh Thuận (cùng là Phó giám đốc Sở GT-VT cũ).Thành lập Sở Nông nghiệp và Môi trường (hợp nhất Sở NN-PTNT với Sở TN-MT), UBND tỉnh Bình Dương điều động, bổ nhiệm ban giám đốc sở này gồm 7 người.Cụ thể, ông Phạm Văn Bông (Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở NN-PTNT) được điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường. Các phó giám đốc gồm: ông Hồ Trúc Thanh, ông Lê Thanh Tâm và ông Võ Thành Giàu (cùng là Phó giám đốc Sở NN-PTNT); bà Nguyễn Thị Ngọc Thúy, ông Phạm Xuân Ngọc và bà Nguyễn Thị Bích Thủy (cùng là Phó giám đốc Sở TN-MT).Sở Tôn giáo và Dân tộc mới thành lập (trên cơ sở tổ chức lại Ban Tôn giáo và tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về dân tộc từ Văn phòng UBND tỉnh). Ban giám đốc gồm có 3 người.Cụ thể, ông Trịnh Đức Tài (Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở LĐ-TB-XH) được điều động, bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Tôn giáo và Dân tộc. Các phó giám đốc gồm: ông Thái Trần Quốc Bảo (cán bộ Ban Tổ chức Tỉnh ủy, nguyên Phó bí thư Đảng ủy Khối doanh nghiệp tỉnh) và ông Nguyễn Khánh Toàn (cán bộ Ban Tổ chức Tỉnh ủy, nguyên Phó bí thư Đảng ủy Khối doanh nghiệp tỉnh Bình Dương).Các sở còn lại gồm Sở Tài chính Bình Dương có 1 giám đốc và 6 phó giám đốc; Sở Nội vụ gồm 1 giám đốc và 4 phó giám đốc; Sở KH-CN có 1 giám đốc và 3 phó giám đốc.
V-League: Sao đội tuyển Việt Nam tỏa sáng, CLB Hà Nội vẫn không thể khuất phục SLNA
Các cần thủ tập trung ở giải nội bộ Báo Thanh Niên
Cho đến thời điểm này, dù có tên trong danh sách đội tuyển Việt Nam vô địch AFF Cup 2024, nhưng thủ môn Trần Trung Kiên vẫn chưa có lần nào khoác áo đội bóng của HLV Kim Sang-sik. Trần Trung Kiên cũng là cầu thủ duy nhất của đội tuyển Việt Nam không thi đấu phút nào tại giải vô địch bóng đá Đông Nam Á đợt vừa rồi.Cho dù không có thủ môn Nguyễn Filip trong danh sách đội tuyển Việt Nam chuẩn bị cho các trận thuộc FIFA Days tháng 3 (đá giao hữu với Campuchia ngày 19.3 và thi đấu trận vòng loại Asian Cup 2027 với Lào ngày 25.3), nhưng Trần Trung Kiên vẫn phải cạnh tranh với thủ môn kỳ cựu Nguyễn Đình Triệu. Thủ thành hay nhất AFF Cup 2024 có phong độ rất tốt. Liên tiếp 3 vòng đấu gần nhất của V-League 2024-2025, gồm vòng 14, 15 và 16, CLB bóng đá Hải Phòng của thủ môn Đình Triệu đều có chiến thắng và bản thân Đình Triệu luôn thi đấu xuất sắc trong những trận đấu này. Với những cầu thủ thi đấu ở vị trí thủ môn, các HLV cần nhất ở họ là sự ổn định, và thủ thành Đình Triệu đang có sự ổn định đó. Không khó hình dung Đình Triệu vẫn là lựa chọn số 1 của đội tuyển ở trận đấu thuộc vòng loại thứ 3 Asian Cup 2027, gặp đội tuyển Lào vào ngày 25.3. Hy vọng được ra sân của thủ môn trẻ Trần Trung Kiên có lẽ chỉ còn nằm ở trận giao hữu với Campuchia vào ngày 19.3. Do đây là trận giao hữu, nên HLV Kim Sang-sik sẽ có những thử nghiệm. Tuy nhiên, vị HLV người Hàn Quốc có thử nghiệm ở vị trí thủ môn hay không lại là chuyện khác, đồng thời nếu thử nghiệm vị trí thủ môn, ông Kim có thử nghiệm Trần Trung Kiên hay không vẫn là dấu hỏi?Trong thành phần đội tuyển Việt Nam vào lúc này còn 1 thủ môn trẻ nữa là Nguyễn Văn Việt. Nếu nói về sự chuẩn bị cho tương lai của đội tuyển Việt Nam, thủ thành Văn Việt cũng có tương lai đầy hứa hẹn. Văn Việt năm nay mới 23 tuổi, anh chỉ lớn hơn Trần Trung Kiên 1 tuổi, nhưng kinh nghiệm thi đấu V-League của Văn Việt phong phú hơn hẳn. Thủ môn của CLB SLNA đã có mùa bóng thứ 3 được thi đấu thường xuyên tại V-League, trong khi Trung Kiên chỉ mới có mùa giải đầu tiên xuất hiện ở sân chơi này.Điều đáng chú ý ở Văn Việt nằm ở chỗ, bất kể phong độ của SLNA ra sao, thủ môn này vẫn luôn thi đấu ổn định. Anh chưa bao giờ bị đánh giá là 1 trong những nguyên nhân khiến đội bóng xứ Nghệ lặn ngụp ở khu vực cuối bảng xếp hạng. Ngược lại, những pha cứu thua liên tục của Nguyễn Văn Việt giúp cho SLNA hạn chế đáng kể số bàn thua của đội này từ đầu V-League 2024-2025 đến giờ.Trần Trung Kiên có thể là lựa chọn số 1 của đội tuyển U.22 Việt Nam hướng đến SEA Games 33 năm nay, nhưng ở đội tuyển quốc gia thì khác hẳn, đẳng cấp đội tuyển quốc gia cao hơn hẳn đội U.22. Chính vì thế, thủ môn trẻ của CLB HAGL cần kiên nhẫn hết mức. Anh vẫn cần phải rèn luyện, học hỏi nhiều nơi các đàn anh. Chỉ cần Trần Trung Kiên kiên nhẫn, giữ vững những phẩm chất tốt nhất của mình, cơ hội rồi cũng sẽ đến với thủ môn này, cho dù cơ hội đó có thể chưa xuất hiện ngay lập tức ở đợt tập trung tháng 3 của đội tuyển Việt Nam!
Vụ Trường quốc tế AISVN: Sở GD-ĐT nêu quan điểm việc lập tài khoản, trả lương giáo viên
Chiều 3.3, TAND TP.Đà Nẵng kết thúc xét xử sơ thẩm, tuyên phạt Võ Quốc Khánh (48 tuổi, ngụ P.An Khê, Q.Thanh Khê, TP.Đà Nẵng) 12 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.Theo cáo trạng, vợ chồng anh N.V.H (41 tuổi) và chị N.T.T.N (40 tuổi) cần vay ngân hàng 1,25 tỉ đồng để xây nhà ở P.Hòa Khánh Nam (Q.Liên Chiểu, TP.Đà Nẵng) nhưng bị dính nợ xấu ngân hàng trên hệ thống lưu trữ nên không được giải quyết.Chị N.T.T.N nhờ người quen là Vũ Quốc Khánh đứng tên hồ sơ vay vốn ngân hàng. Ngày 1.10.2019, chị N. và Khánh thỏa thuận lập "văn bản xác nhận và cam kết" với nội dung: Chị N. đồng ý thực hiện ủy quyền và sang tên chuyển nhượng sổ đỏ cho Khánh để đại diện làm hồ sơ vay vốn tại ngân hàng; chịu trách nhiệm trả tiền gốc và lãi đối với các khoản vay. Còn Khánh không được phép thực hiện bất kỳ giao dịch gì khác liên quan đến sổ đỏ khi chưa có sự đồng ý của chị N.Khánh ký hợp đồng thế chấp số đỏ cho Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB) để vay giúp vợ chồng chị N. số tiền 1,25 tỉ đồng trong 20 năm. Ngân hàng NCB giải ngân số tiền cho Khánh và Khánh đưa cho chị N. sử dụng.Tuy nhiên, sau đó Khánh đưa ra thông tin gian dối mình là chủ sở hữu nhà và đất tại P.Hòa Khánh Nam rồi đăng tin bán nhà trên mạng xã hội mà không thông báo cho chị N. biết.Được 2 "cò đất" môi giới, vợ chồng anh Đ.H.L (34 tuổi) và chị N.T.N (36 tuổi, ngụ P.Hòa Khánh Bắc, Q.Liên Chiều) đến gặp Khánh mua nhà với giá 1,89 tỉ đồng.Lợi dụng thời điểm không có vợ chồng chị N. sinh sống trong nhà, Khánh đưa vợ chồng anh L. vào xem nhà.Ngày 26.7.2021, vợ chồng anh L. đặt cọc cho Khánh 400 triệu đồng, Khánh hẹn trong 3 tháng (đến tháng 10.2021) sẽ ra công chứng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.Ngày 18.10.2021, anh L. và vợ chuyển 1,465 tỉ đồng vào tài khoản của Vũ Quốc Khánh tại Ngân hàng NCB để thực hiện việc giải chấp tài sản nhà và đất trên.Ngân hàng NCB đã thanh lý hợp đồng vay vốn và trả lại sổ đỏ cho Khánh. Ngày 21.10.2021 tại văn phòng công chứng trên đường 2.9 (P.Hòa Cường Bắc, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng), anh L. giao số tiền mua nhà, đất còn lại là 25 triệu đồng cho Khánh và Khánh ký hợp đồng chuyển nhượng.Đồng thời, vợ chồng anh L. giao cho Khánh thêm 45 triệu đồng để mua lại toàn bộ nội thất trong nhà. Dù tài sản không phải của Khánh, nhưng Khánh vẫn bán bừa để nhận thêm tiền.